Các bậc cha mẹ dù ở thời đại nào cũng luôn đau đáu với câu hỏi: Thế nào là tốt nhất với con? Đặc biệt, trong nhịp sống hiện đại gấp gáp, sự bùng nổ của Internet, công nghệ, các thiết bị thông minh… cùng thực tế “thế hệ trẻ ngày càng giỏi giang” đã tác động mạnh đến tâm lý nuôi dạy con của hàng triệu cha mẹ.
Cha mẹ muốn con thành tài, nhưng trẻ có hạnh phúc?
Trong chuỗi hội thảo chia sẻ kết quả “Báo cáo tiếng nói trẻ em Việt Nam” được Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) thực hiện vào tháng 4/2021 tại 7 tỉnh, thành phố, nhiều học sinh đã chia sẻ về những vấn đề trong mối quan hệ gia đình. Theo đó, các em cho biết chưa thực sự được lắng nghe và tham gia những vấn đề liên quan đến bản thân và gia đình như việc học tập, định hướng nghề nghiệp, vui chơi giải trí… Bố mẹ cũng đặt những áp lực về điểm số, sự thành công… lên hành trang khôn lớn của các em.
Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng lên hành trang khôn lớn của con.
Thực tế, những người làm cha mẹ đều ít nhiều đặt kỳ vọng vào con trẻ. Điều này xuất phát từ tình yêu thương, bởi bậc cha mẹ nào cũng nỗ lực dành cho con những gì tốt nhất và mong muốn con có cuộc sống viên mãn, thành công sau này. Mong muốn, kỳ vọng đó không sai nhưng nếu bố mẹ không tìm hiểu suy nghĩ, ước mơ của con thì sẽ vô tình tạo ra sự căng thẳng, mệt mỏi, lo âu cho trẻ, từ đó dẫn đến những tổn thương tinh thần.
Theo nghiên cứu năm 2021 của Bộ Lao động, Thương Binh & Xã hội, tỷ lệ trẻ em và vị thành viên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tinh thần là 15-29%. Tại tọa đàm về giải pháp sức khỏe tinh thần cho học sinh do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 8/4/2022, một chuyên gia từ UNICEF cũng chia sẻ: Việt Nam hiện có trên 3 triệu trẻ cần chăm sóc sức khỏe tinh thần. Những số liệu trên cho thấy vấn đ
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Nuôi trẻ thành tài hay thành người hạnh phúc, yếu tố nào đặt hàng đầu? . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !