Những thói quen cần thay đổi để sống chung với Covid 19

Rate this post

5 Thói quen cần thay đổi để phòng ngừa dịch bệnh Covid 19

1. Không “tay bắt mặt mừng” ngăn cản dịch bệnh lây lan

Chúng ta thường có thói quen bắt tay để chào hỏi khi gặp nhau hay những người bạn thân thiết thường khoác vai nhau khi gặp mặt. Điều này sẽ càng dễ xảy ra khi mọi người không tương tác trực tiếp sau một thời gian dài cách ly xã hội. 

Tuy nhiên, việc tiếp xúc gần, đặc biệt là nắm tay, khoác vai có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus trong cộng đồng. Do đó, để phòng chống dịch bệnh, bạn nên chỉ gật đầu, mỉm cười chào người đối diện và đừng thực hiện các động tác bắt tay hay tiếp xúc gần nhé! Bên cạnh đó, bạn hãy mua hoặc tự làm nước rửa tay khô y tế để mang theo khi đi bất cứ đâu.

2. Luôn nhớ đến khoảng cách an toàn phòng chống dịch bệnh

Trước khi dịch bệnh xảy ra, chúng ta thường vô tư ngồi cạnh nhau, không chú ý đến khoảng cách. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về khoảng cách an toàn để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo trong cộng đồng vào mùa “Cô Vy”. Do đó, nếu muốn phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn, người dân nên hạn chế gặp gỡ. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc ở nơi đông người hoặc các khu vực sinh hoạt cộng đồng, cần chú ý giữ khoảng cách an toàn 2 mét.

Tham Khảo Thêm:  Chế độ dinh dưỡng cho người tập Gym: Tăng cơ giảm mỡ

Ngoài ra, bạn nên thay đổi thói quen đến nhà người khác hoặc mời khách đến nhà mình vì đây chính là cơ hội để virus lây lan nhanh hơn.

3. Thay quần áo ngay sau khi vừa về nhà

Nhiều bậc phụ huynh thường ôm hôn con sau khi vừa về đến nhà. Hoặc các bạn trẻ hay có thói quen sau khi về nhà sẽ ăn uống, nghỉ ngơi trước rồi mới tắm rửa, thay quần áo. Tuy vậy, những nghiên cứu mới đây cho thấy virus corona có thể bám trên bề mặt vải, kim loại…

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Do đó, sau khi trở về nhà, bạn nên vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với người thân trong gia đình. Hơn nữa, để phòng chống dịch bệnh, bạn nên thực hiện cách giặt quần áo ngay khi vừa thay xong.

Bên cạnh đó, bạn cũng không được quên lưu ý trong cách vệ sinh máy giặt để loại bỏ các cặn bẩn chứa đầy vi khuẩn bám dính trong lồng giặt. Điều này giúp bạn giặt quần áo sạch sẽ hơn và ngăn cản vi khuẩn từ máy giặt có cơ hội bám lên quần áo.

Tham Khảo Thêm:  Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS – Cô-phi An-nan - Ngữ văn lớp 12

4. Đánh răng thôi là chưa đủ

Chúng ta đều đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối. Tuy nhiên, ít người duy trì thói quen súc miệng cùng với các dung dịch sát khuẩn. Theo khuyến cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, súc họng bằng nước muối/nước súc miệng/dung dịch sát khuẩn là một trong những thói quen mà người dân cần thực hiện ngay hôm nay để phòng chống dịch bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, trong khu vực nhà vệ sinh thì bạn cũng nên áp dụng các cách diệt gián và khử mùi vệ sinh để tạo không gian trong lành và sạch thơm. 

5. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng

Một thói quen khác bạn cần từ bỏ ngay lập tức nếu muốn “chung sống” an toàn với Covid 19 là việc chạm tay lên mắt, mũi, miệng. Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, trong khi bạn không thể nhìn thấy virus bằng mắt thường được.

Do đó, bạn sẽ không thể biết bề mặt mà tay vừa tiếp xúc có chứa virus hay không. Tốt nhất, bạn nên bỏ hẳn thói quen đưa tay lên mặt. Đặc biệt, nhớ rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước rửa tay khô để phòng chống dịch bệnh bạn nhé.

6. Tham khảo tư vấn của nhân viên y tế trước khi đến bệnh viện

Chúng ta thường có thói quen tự mua các loại thuốc hạ sốt, giảm ho tại các nhà thuốc tây hoặc tự đến bệnh viện khi cơ thể mệt mỏi. Nhưng trong khi tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan, bùng dịch mọi lúc thì việc hạn chế ra ngoài, hạn chế ở nơi đông người, đặc biệt là bệnh viện cần được đề cao và chú ý.

Tham Khảo Thêm:  TOP 18 bài Phân tích hình ảnh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ 2023 SIÊU HAY

Do đó, khi có các dấu hiệu bệnh, chúng ta nên liên hệ các nhân viên, cán bộ Y tế để được tư vấn trước khi tự ý đến bệnh viện. Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu nhiễm Covid 19 như ho, sốt, mệt mỏi,… bạn nên lập tức tự cách ly và liên hệ ngay với cơ quan Y tế theo đường dây nóng của Bộ Y Tế để được hướng dẫn cụ thể. (Số điện thoại đường dây nóng: 1900 9095 / 1900 3228)

Hiện nay chưa có vắc xin để chống lại Covid 19. Do đó, việc tự giác thay đổi các thói quen để phòng chống dịch bệnh là vô cùng cần thiết. Hãy chung tay vì sức khỏe bản thân và cộng đồng bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Những thói quen cần thay đổi để sống chung với Covid 19 . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

Related Posts

Sự phát triển của trẻ từng tháng tuổi và các cột mốc cần chú ý!

Giai đoạn 1: Từ 0 đến 6 tháng tuổi Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi rất quan trọng. Đây là giai…

4 Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé theo độ tuổi

Những điều cần chú ý khi chọn đồ chơi an toàn cho bé #Không nên mua tất cả những gì con thích Bạn nên có sự sàng…

Cách ngồi thiền giảm stress hiệu quả, giải tỏa căng thẳng tại nhà

1. Các bài tập ngồi thiền giảm stress hiệu quả 1.1 Thiền thở Thiền thở thường là bài tập cơ bản dành cho người mới bắt đầu…

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu mẹ nhất định phải nhớ

1. Không tắm nước quá nóng cho bé Một trong những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu đó…

11 món ăn độc đáo và kinh dị trong ngày Halloween

Trang chủ ‣ Gia đình Những món ăn ngon là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một buổi tiệc Halloween vui vẻ và đáng nhớ….

Nuôi trẻ thành tài hay thành người hạnh phúc, yếu tố nào đặt hàng đầu?

Các bậc cha mẹ dù ở thời đại nào cũng luôn đau đáu với câu hỏi: Thế nào là tốt nhất với con? Đặc biệt, trong nhịp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *