1. Dị ứng thời tiết và nguyên nhân gây ra
Dị ứng thời tiết là căn bệnh rất khó tránh bởi nguyên nhân gây ra là do thời tiết hoặc các yếu tố thiên nhiên khác. Không như mọi người vẫn nghĩ, trên thực tế, không chỉ mùa lạnh mà dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngay cả trong mùa nóng.
Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da của người mẫn cảm với thời tiết trở nên khô ráp và hiện tượng dị ứng bắt đầu xuất hiện. Những ngày này, nhiệt độ ngoài trời dễ ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn.
Vào những ngày hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi làm làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Đôi khi có những ngày mưa nắng thất thường khiến người bị dị ứng thời tiết càng khổ sở hơn do viêm mũi dị ứng, nổi mẩn đỏ, dị ứng với nước mưa, ứ đọng độc tố hoặc do các bệnh lý khác.
2. Những triệu chứng thường gặp phải
Dị ứng thời tiết là nỗi lo của rất nhiều người, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu hay nhạy cảm. Các triệu chứng bạn gặp phải sẽ nặng – nhẹ tùy mức độ dị ứng cũng như vấn đề bạn gặp phải lúc dị ứng. Các bạn có thể tham khảo các triệu chứng sau:
Phát ban
Trên da xuất hiện hiện tượng phát ban với các nốt mẩn đỏ, nhiều nhất là ở những vùng da hở như tay, chân, mặt,… khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh một cách đột ngột. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi theo phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, càng gãi thì các nốt mẩn đỏ càng lan rộng khắp nơi.
Sưng rộp hay tấy đỏ
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
0 phiếu bầu
Dị ứng cũng có thể khiến làn da của bạn bị sưng phồng hoặc tấy đỏ lên. Đặc biệt là vùng da hở tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Viêm mũi
Người bị dị ứng thời tiết cũng có thể có c ác dấu hiệu như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đôi khi còn kèm theo nhức đầu hay khó thở.
Nổi mề đay cấp tính
Đây là triệu chứng thường gặp khi bệnh đã trở nặng và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
3. Phòng tránh dị ứng thời tiết bằng cách nào?
-
Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục.
-
Nếu sử dụng máy lạnh, bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ phòng chênh lệch khoảng 1 – 2° so với thời tiết ngoài trời.
-
Ăn nhiều rau xanh, uống nước ép trái cây có nhiều vitamin C để cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống các loại thuốc bổ sung các vitamin như B1, B6, B12… để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể không bị dị ứng thời tiết.
-
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể.
-
Tránh làm việc dưới trời nóng gắt cũng như nên mặc ấm và giữ ấm cơ thể vào mùa đông.
-
Không hút thuốc, uống rượu hoặc các thức uống có cồn, tránh tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa vì đó là những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
-
Đặc biệt, các bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Dị ứng thời tiết là căn bệnh không hề xa lạ, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Các bạn nên lưu ý những điều cần biết mà Cakhia TV đã liệt kê trên đây về căn bệnh này để có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Những điều bạn cần biết về bệnh dị ứng thời tiết . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !