Nguyên nhân và cách phòng tránh nẻ má ở trẻ em bố mẹ nên biết

Rate this post

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ má

Để có cách chữa nẻ má ở trẻ em và phòng tránh hiệu quả, trước tiên cha mẹ cần xác định được nguyên nhân là gì. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị nẻ má dưới đây nhé: 

Do thời tiết hoặc môi trường

Đầu tiên phải kể đến yếu tố môi trường khiến trẻ dễ bị nẻ má. Vào mùa đông thời tiết thường khô hanh và lạnh giá hoặc do trẻ nằm trong phòng có máy lạnh, máy sưởi. Điều đó gây nên tình trạng mất nước qua da, vì vậy làn da mỏng manh của bé rất dễ bị sần sùi và bong tróc. Do đó, vào những ngày thời tiết khô lạnh, bố mẹ hãy chú ý đến làn da của bé nhiều hơn. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da và một số điều trị chuẩn y khoa sẽ giúp bố mẹ có thêm sự tham khảo. Bên cạnh đó, hãy chọn nhiệt độ phòng thích hợp dành cho trẻ sơ sinh để bảo vệ con tốt nhất bố mẹ nhé!

Đặc điểm của cơ thể

Nguyên nhân nẻ má ở trẻ tiếp theo phải kể tới đặc điểm cơ thể. Vì lớp thượng bì ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, làn da của bé thường rất mỏng manh và dễ bị mất nước. Vì vậy, khi thấy bé nẻ mà cha mẹ không nên lo lắng quá vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. 

Trong một số trường hợp trẻ bị nẻ má do cấu trúc da chưa ổn định nên khả năng kháng thời tiết còn kém. Hoặc có thể do trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời gây kích ứng. 

Tham Khảo Thêm:  TOP 15 mẫu Tóm tắt Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Không sử dụng kem dưỡng ẩm 

Việc dùng kem dưỡng ẩm có tác dụng làm da mềm mại, tránh tình trạng khô nứt nẻ. Cơ thể của các bé sơ sinh có khoảng 80% là nước, nhưng vì làn da còn mỏng manh nên dễ bị mất nước. Chính vì vậy, cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé vào mùa đông để tránh nứt nẻ. 

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Vệ sinh không đúng cách

Nẻ má ở trẻ em do đâu? Đôi khi cha mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách như chà xát mạnh hay tắm nước quá nóng cũng khiến làn da dễ tổn thương. Hoặc nhiều cha mẹ sử dụng quạt sưởi cho bé khi tắm vào mùa đông khiến da mất nước và nứt nẻ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

2. 5 cách tự nhiên giúp trị nẻ má ở trẻ

Cùng tìm hiểu một số cách tự nhiên giúp trị nẻ má ở trẻ em dưới đây:

Dầu dừa

Mẹ có thể dùng dầu dừa để trị khô nẻ và ngứa da cho bé cực hiệu quả. Dầu dừa giúp làm dịu da do bị kích ứng và tránh da bị nhiễm khuẩn. Các mẹ có thể cho vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm của bé giúp dưỡng da mịn màng. Hoặc có thể thoa chút dầu dừa lên má của bé khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước sạch. 

Mật ong

Mật ong có công dụng dưỡng ẩm hiệu quả và giúp làn da của bé luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, dùa dừa còn giúp hấp thụ nước và dưỡng da bé luôn mềm mại, chống nứt nẻ. Bạn có thể trộn đều mật ong và sữa tươi rồi thoa đều lên má của bé khoảng 15 phút rồi rửa sạch. 

Tham Khảo Thêm:  TOP 15 Viết bài văn trình bày ý kiến thế nào là lòng nhân hậu, vị tha?

Bột yến mạch

Mẹo trị nẻ má ở trẻ em tiếp theo đó là dùng bột yến mạch vừa hiệu quả lại an toàn. Bột yến mạch có khả năng dưỡng ẩm rất tốt và khắc phục tình trạng da nứt nẻ, làm lành mô da. Mẹ có thể dùng kết hợp bột yến mạch với 2 thìa mật ong và 2 thìa nước hoa hồng trộn đều. Thoa đều hỗn hợp trên lên chân và tay của bé rồi rửa bằng nước ấm. Thực hiện 1 lần/tuần. 

Sữa mẹ

Mẹ cũng có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có là sữa mẹ để trị nứt nẻ cho bé yêu. Trong sữa mẹ có chứa nhiều loại vitamin và kháng thể giúp trị nứt nẻ hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần lau sạch vị trí da bé bị nẻ bằng nước ấm và dùng bông thấm sữa mẹ thoa đều lên. Sau 15 phút lau sạch bằng khăn ấm, sữa mẹ giúp da bé luôn mềm mại và chống nứt nẻ rất tốt.

Dầu oliu

Dầu oliu có tác dụng dưỡng da mềm mại và luôn mịn màng, vì vậy mẹ không nên bỏ qua để trị nứt nẻ cho bé. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng dầu oliu thoa lên vị trí da nứt nẻ của bé. Cách trị  nẻ má ở trẻ em bằng dầu oliu bạn cũng có thể trộn đều 1 thìa mật ong và dầu oliu rồi thoa lên da bé kết hợp với massage khoảng 5 phút. 

3. Một số mẹo phòng tránh nẻ má ở trẻ em 

Để phòng tránh nẻ má ở trẻ em, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây: 

Tham Khảo Thêm:  Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Mẹ Và Bé
  • Tăng cữ bú cho bé: Bình thường trẻ sơ sinh bú khoảng 6 – 12 lần/ngày. Trong trường hợp bé bị nứt nẻ da mẹ có thể tăng cữ bú trong ngày lên để bổ sung lượng nước cần thiết. 

  • Dùng kem dưỡng ẩm và chống nứt nẻ: Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đảm bảo an toàn và dưỡng ẩm da bé mịn màng. Sau khi tắm cho bé, mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm kết hợp với massage cho bé. 

  • Vệ sinh cho bé đúng cách: Nên tắm cho bé sơ sinh 2 – 3 lần/tuần, tránh tắm nước quá ấm sẽ khiến da bị khô. Ngoài ra, mẹ có thể dùng nước tắm từ lá kinh giới, chè tươi, mướp đắng… để tắm cho bé.

  • Dùng điều hòa phù hợp: Không nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa quá lâu, tốt nhất khoảng 2 – 3 tiếng. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp ở mức 28 độ C. 

  • Dùng máy tạo độ ẩm: Để phòng tránh da khô nứt nẻ cho bé mẹ cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm cho căn phòng luôn ở mức ổn định. 

Bên cạnh đó, bố mẹ cần quan tâm đến một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da để phòng tránh và chăm sóc bé tốt nhất vào mùa đông sắp tới này nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ hữu ích về nẻ má ở trẻ em: Nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh. Hy vọng sẽ giúp mẹ có những kiến thức hữu ích nhất khi chăm sóc bé. 

Tác giả: Team Cakhia TV

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Nguyên nhân và cách phòng tránh nẻ má ở trẻ em bố mẹ nên biết . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

Related Posts

Sự phát triển của trẻ từng tháng tuổi và các cột mốc cần chú ý!

Giai đoạn 1: Từ 0 đến 6 tháng tuổi Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi rất quan trọng. Đây là giai…

4 Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé theo độ tuổi

Những điều cần chú ý khi chọn đồ chơi an toàn cho bé #Không nên mua tất cả những gì con thích Bạn nên có sự sàng…

Cách ngồi thiền giảm stress hiệu quả, giải tỏa căng thẳng tại nhà

1. Các bài tập ngồi thiền giảm stress hiệu quả 1.1 Thiền thở Thiền thở thường là bài tập cơ bản dành cho người mới bắt đầu…

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu mẹ nhất định phải nhớ

1. Không tắm nước quá nóng cho bé Một trong những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu đó…

11 món ăn độc đáo và kinh dị trong ngày Halloween

Trang chủ ‣ Gia đình Những món ăn ngon là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một buổi tiệc Halloween vui vẻ và đáng nhớ….

Nuôi trẻ thành tài hay thành người hạnh phúc, yếu tố nào đặt hàng đầu?

Các bậc cha mẹ dù ở thời đại nào cũng luôn đau đáu với câu hỏi: Thế nào là tốt nhất với con? Đặc biệt, trong nhịp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *