Biện pháp xử trí & phòng chống ngộ độc thực phẩm tại nhà

Rate this post

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Đây là tình trạng bệnh gây ra do ăn phải thực phẩm bị hư hỏng, độc hại. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm bao gồm: bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cứ 6 người Mỹ thì có 1 người bị ngộ độc bởi thực phẩm mỗi năm.

Ngộ độc do thực phẩm thể nhẹ có thể khỏi sau vài ngày; nếu nặng hơn sẽ gây hại cho sức khỏe và cần có sự can thiệp y tế kịp thời.

Triệu chứng, biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc do thực phẩm và thời gian xuất hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm. Thông thường các dấu hiệu có thể xuất hiện sau 1 giờ cho đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Nếu bạn thấy từ 1-3 trong các triệu chứng dưới đây sau khi ăn, rất có thể bạn đã bị ngộ độc thực phẩm:

  • Đau bụng

  • Tiêu chảy

  • Nôn mửa

  • Ăn không ngon

  • Cơ thể mệt mỏi

  • Buồn nôn

  • Đau đầu.

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Có ba nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm:

1. Vi khuẩn

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến. E. coli, Listeria và Salmonella là những vi khuẩn nguy hiểm và thường gặp nhất, trong khi đó Campylobacter và C. botulinum (ngộ độc thịt) là hai loại vi khuẩn ít được biết đến nhưng có nguy cơ gây chết người. Gần đây nhất, trường hợp ngộ độc thực phẩm Pate Minh Chay là do vi khuẩn C. botulinum gây ra.

2. Ký sinh trùng

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không quá phổ biến nhưng ký sinh trùng lây lan trong thực phẩm vẫn gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ gặp nguy hiểm hơn những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh khi phát hiện ký sinh trùng cư trú trong ruột. Toxoplasma là ký sinh trùng thường được tìm thấy trong hộp cát vệ sinh chó mèo, và là loại ký sinh trùng thường gặp nhất.

3. Virus

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do virus gây ra. Ở Việt Nam, Rotavirus được biết đến là chủng virus rất dễ gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ em, vì vậy tiêm vacxin ngừa tiêu chảy cho trẻ là rất cần thiết. Ngoài ra, còn một số chủng virus khác như norovirus, sapovirus, astrovirus đều gây ra các triệu chứng tương tự, một số trường hợp có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Thực phẩm bị nhiễm bẩn như thế nào?

Quá trình nấu nướng không đảm bảo vệ sinh, hoặc thói quen ăn thức ăn sống là nguyên nhân phổ biến khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn. Để tiêu diệt mầm bệnh trong thực phẩm, bạn cần chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao. Vì vậy, bạn nên lưu ý ăn chín, uống sôi và rửa tay cẩn thận trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Tham Khảo Thêm:  2 cách làm lồng đèn cho trẻ vui đón trung thu cùng bạn bè

>>> Xem chi tiết: Thực phẩm nhiễm bẩn như thế nào?

Những ai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, những người có đề kháng kém, hệ miễn dịch bị suy giảm thì có nguy cơ cao hơn và dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Theo đó, phụ nữ mang thai, người già và trẻ em sẽ là những đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, tự trang bị kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình và người thân là việc làm hết sức cần thiết.

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà và tự khỏi sau 3,5 hoặc 7 ngày. 

  • Tránh xa các loại đồ ăn thức uống có chứa caffeine vì chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, bạc hà có thể làm dịu cơn đau bụng.

  • Các loại thuốc không kê đơn như Imodium và Pepto-Bismol có thể giúp kiểm soát tiêu chảy và buồn nôn. Thực chất, đây là quá trình thải độc tố của cơ thể, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước sử dụng.

  • Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh cần được nghỉ ngơi.

  • Với các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần được bổ sung nước bằng cách truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Trong trường hợp xấu nhất, có thể phải nhập viện điều trị trong thời gian dài.

Chế độ ăn cho người bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, thể trạng của bạn sẽ mệt mỏi, hệ tiêu hóa sẽ yếu hơn bình thường; vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau:

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Bạn nên hạn chế các thức ăn thể rắn và cần ưu tiên nạp một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: cơm n át, cháo, rau, khoai tây nghiền, chuối, nước trái cây… Một số loại nước uống dành cho người chơi thể thao cũng rất có ích cho bạn để bù điện giải trong trường hợp bị tiêu chảy.

Tham Khảo Thêm:  TOP 10 Viết đoạn văn Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về việc Lê Lợi hoàn trả gươm thần trong truyện Sự tích Hồ Gươm

Ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?

Để tránh dạ dày khó chịu hơn, bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa, đường, đồ ăn cay, nóng, các món chiên, xào… Không uống cà phê, rượu, đồ uống gây kích thích.

>>> Xem chi tiết: Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Luôn rửa tay trước khi ăn và chế biến thức ăn. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đây là hai yếu tố tiên quyết giúp bạn tránh khỏi mầm bệnh gây ngộ độc.

Một số món ăn có thể mang nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao bạn cần lưu ý: 

  • Sushi và các món gỏi từ cá

  • Thịt nguội và xúc xích không được nấu chín

  • Sữa chưa tiệt trùng

  • Trái cây và nước trái cây không được rửa sạch

  • Rau sống

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc y tế. Nếu kéo dài, những trường hợp này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Tiêu chảy kéo dài trên 72h

  • Sốt cao trên 38.5 độ C

  • Mắt mờ

  • Khó nói

  • Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu

  • Nước tiểu có máu

  • Khô miệng (do mất nước)

Mong rằng, những chia sẻ trên đây của Cakhia TV sẽ giúp ích cho bạn để bảo vệ mình và người thân trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy ghé thăm Cakhia TV thường xuyên để cập nhật các kiến thức về chăm sóc bản thân & gia đình nhé.

Tác giả: Team Cakhia TV 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Biện pháp xử trí & phòng chống ngộ độc thực phẩm tại nhà . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

Related Posts

Sự phát triển của trẻ từng tháng tuổi và các cột mốc cần chú ý!

Giai đoạn 1: Từ 0 đến 6 tháng tuổi Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi rất quan trọng. Đây là giai…

4 Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé theo độ tuổi

Những điều cần chú ý khi chọn đồ chơi an toàn cho bé #Không nên mua tất cả những gì con thích Bạn nên có sự sàng…

Cách ngồi thiền giảm stress hiệu quả, giải tỏa căng thẳng tại nhà

1. Các bài tập ngồi thiền giảm stress hiệu quả 1.1 Thiền thở Thiền thở thường là bài tập cơ bản dành cho người mới bắt đầu…

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu mẹ nhất định phải nhớ

1. Không tắm nước quá nóng cho bé Một trong những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu đó…

11 món ăn độc đáo và kinh dị trong ngày Halloween

Trang chủ ‣ Gia đình Những món ăn ngon là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một buổi tiệc Halloween vui vẻ và đáng nhớ….

Nuôi trẻ thành tài hay thành người hạnh phúc, yếu tố nào đặt hàng đầu?

Các bậc cha mẹ dù ở thời đại nào cũng luôn đau đáu với câu hỏi: Thế nào là tốt nhất với con? Đặc biệt, trong nhịp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *